Ung thư miệng và khu vực lân cận gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động ăn uống mỗi ngày, khiến tình trạng bệnh càng trở nên nghiêm trọng hơn. Trên thực tế, do nhiều yếu tố, đây là một loại ung thư thường gặp ở tất cả mọi người, đặc biệt là những người thường xuyên phải giao tiếp và nói chuyện. Vậy làm sao để giảm nguy cơ ung thư miệng trong cuộc sống hàng ngày?
1. Hãy tăng cường ăn các loại trái cây và rau xanh
Trong một nghiên cứu mới, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng một số chất dinh dưỡng có trong sv 388 có thể giúp cải thiện sức khỏe miệng và giảm nguy cơ ung thư miệng. Điều này là kết quả của việc “sv 388” cung cấp các dưỡng chất quan trọng giúp duy trì môi trường miệng lành mạnh và ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư.
Các loại vitamin và chất chống oxy hóa có trong các loại trái cây và rau xanh sẽ hỗ trợ cải thiện hoạt động của hệ thống miễn dịch, nhờ đó tăng cường sức khỏe và bảo vệ bạn khỏi các tác nhân có thể gây ung thư.
Vì vậy, bạn nên ăn ít nhất 300gr rau xanh mỗi ngày. Bạn cũng có thể trộn chúng để tạo thành các món ăn phong phú và hấp dẫn hơn. Đặc biệt, cà rốt, rau cải Brussels và bí là những thực phẩm đặc biệt tốt cho sức khỏe miệng của bạn.
2. Trở thành người đầu bếp thông minh
Việc nấu tất cả những thực phẩm có khả năng phòng chống ung thư cùng lúc sẽ khiến hiệu quả của những thực phẩm này giảm đi đáng kể. Không những vậy, một số thực phẩm sẽ có các tương tác tiêu cực với nhau gây hại cho sức khỏe.
Vì vậy, để giảm nguy cơ ung thư miệng một cách thông minh và an toàn từ thực phẩm, đặc biệt là từ trái cây và rau củ, bạn nên dùng chúng ở dạng thô hoặc nấu khi đến khi chúng vừa mềm, vẫn còn đầy đủ chất bên trong.
Ngoài ra, dầu ăn ở nhiệt độ cao có thể tạo ra các chất gây ung thư. Vì vậy, thay vì chiên xào, bạn nên sử dụng các phương thức chế biến như nướng, luộc hoặc hấp thực phẩm để giảm nguy cơ ung thư.
Lựa chọn thực phẩm và chế biến khoa học có thể giúp giảm nguy cơ ung thư miệng
3. Đừng bao giờ quên sử dụng kem và son chống nắng khi ra ngoài
Có vẻ như ung thư miệng không có liên quan quá nhiều đến ánh nắng mặt trời, nhưng trên thực tế, nắng không chỉ làm nguy cơ ung thư da tăng cao mà còn có tác động trực tiếp đến đôi môi của bạn.
Nếu có thể, bạn nên tránh tiếp xúc trực tiếp với nắng giữa ban trưa vì đây là thời gian các bức xạ trong nắng hoạt động mạnh nhất. Khi ra ngoài lúc trời còn nắng, bạn nên chọn đội mũ rộng vành để che toàn bộ gương mặt, đồng thời sử dụng kem kết hợp với son dưỡng môi có chỉ số chống nắng SPF ít nhất từ 15 trở lên để bảo vệ đôi môi. Bạn cũng nên thoa son thường xuyên để duy trì khả năng chống nắng suốt cả ngày.
4. Hạn chế các loại bia rượu
Tiêu thụ quá nhiều rượu bia trong thời gian dài (có thể lên đến vài năm) sẽ tạo ra kích ứng miệng, làm gia tăng khả năng mắc ung thư miệng. Theo thống kê, nguy cơ ung thư miệng sẽ cao gấp đôi nếu mỗi ngày bạn đều uống 3 – 4 ly bia / rượu. Đặc biệt, tỷ lệ mắc bệnh tăng vọt khi có kèm theo hút thuốc lá.
Vì vậy, để giảm nguy cơ ung thư miệng, bia rượu là những tác nhân cần phải tránh xa dù bạn là nam hay nữ.
5. Phòng chống lây nhiễm virus HPV
Virus HPV là một nhóm virus cực kỳ phổ biến ở người. Đây cũng là nhóm virus gây bệnh ung thư cổ tử cung ở nữ giới. Tuy nhiên, virus HPV cũng có thể tấn công và gây ung thư ở nhiều bộ phận khác, trong đó có ung thư miệng.
HPV có thể tồn tại trong miệng của bạn một thời gian dài mà bạn không biết bởi không có triệu chứng cụ thể. Loại virus này lây lan trong các hoạt động tình dục.
Bên cạnh tiêm ngừa HPV, bạn nên tự bảo vệ bản thân bằng cách quan hệ điều độ, hạn chế số lượng bạn tình (tốt nhất là 1 người) và thực hành các biện pháp tình dục an toàn để giảm nguy cơ ung thư do virus HPV gây ra.
6. Khám răng miệng thường xuyên
Bạn nên kiểm tra định kỳ răng miệng mỗi 6 tháng mỗi lần. Không chỉ giúp đánh bóng răng, trám lỗ sâu răng…, các nha sĩ cũng có thể hỗ trợ kiểm tra các vấn đề khác về răng miệng, ví dụ như khối u ở dưới đáy lưỡi hay bên trong má… có khả năng gây ra ung thư. Việc phát hiện sớm bệnh sẽ giúp việc điều trị diễn ra thuận lợi và dễ dàng hơn.
7. Kiểm tra răng miệng đều đặn mỗi tháng
Bạn cũng có thể tự theo dõi sức khỏe răng miệng của mình mỗi tháng 1 lần bằng cách mở rộng miệng trước gương, sau đó tìm các vết loét, các mảng đỏ / trắng bất thường đã ở trong miệng từ 3 tuần trở lên. Các vị trí cần kiểm tra bao gồm vòm miệng, sàn miệng, lợi, lưỡi, phần bên trong má và môi.
Khi phát hiện bất kỳ vấn đề nào, bạn hãy tìm gặp các bác sĩ để được thăm khám cụ thể hơn.
8. Cai nghiện thuốc lá – phương pháp giảm nguy cơ ung thư miệng phải làm
Đây chính là cách giảm nguy cơ ung thư nói chung, đặc biệt là ung thư miệng và ung thư phổi, mà bạn cần phải thực hiện. Khi hút thuốc càng lâu, nguy cơ ung thư của bạn càng tăng cao.
Trong trường hợp bạn đã bị ung thư, việc cai nghiện thuốc lá cũng giúp quá trình điều trị diễn ra hiệu quả hơn, hồi phục nhanh hơn và khối u cũng ít khả năng tái phát.
Bên cạnh đó, khói thuốc lá cũng có thể khiến người xung quanh ảnh hưởng tiêu cực. Thậm chí, tỷ lệ mắc ung thư của họ cũng tăng cao. Do đó, cai nghiện thuốc lá không chỉ giúp ích cho sức khỏe của bạn mà còn giúp cho những người xung quanh không ảnh hưởng.
9. Đánh răng đều đặn 2 lần mỗi ngày kết hợp chỉ nha khoa
Việc vệ sinh răng miệng nghiêm túc và đều đặn mỗi ngày hai lần, kết hợp với trợ giúp từ chỉ nha khoa, có thể bảo vệ sức khỏe răng miệng và ngăn ngừa sự tấn công hoặc sinh trưởng mạnh mẽ của virus HPV, từ đó giảm nguy cơ ung thư miệng.
Có thể nói, có rất nhiều phương pháp để giảm nguy cơ ung thư miệng và nhiều loại ung thư khác đến từ cuộc sống hàng ngày. Vì vậy, hãy thay đổi chế độ dinh dưỡng cũng như thói quen sinh hoạt của bản thân để ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe nói chung và ung thư miệng nói riêng.