Rối loạn khớp thái dương hàm (TMJ & TMD): Những điều cần biết
Khớp thái dương hàm (Temporomandibular Joint-TMJ) có nguyên lý hoạt động tương tự như một bản lề trượt, giúp kết nối giữa xương hàm với hộp sọ. Hội chứng rối loạn khớp thái dương hàm (hay temporomandibular joint disorder-TMD) khiến người bệnh đau mỏi thái dương hàm và các cơ kiểm soát cử động hàm.
1. Rối loạn khớp thái dương hàm là gì?
Nguyên nhân gây nên hội chứng rối loạn khớp thái dương hàm đến nay vẫn chưa được xác định chính xác. Các cơn đau mỏi thái dương hàm có thể là hậu quả của nhiều yếu tố kết hợp như: yếu tố di truyền, tình trạng viêm khớp hoặc do các chấn thương vùng hàm. Một số bệnh nhân bị rối loạn khớp thái dương hàm có thể có xu hướng thường xuyên nghiến răng, nhưng điều này không đồng nghĩa với việc ai có thói quen nghiến răng sẽ gây nên hội chứng rối loạn khớp thái dương hàm.
Trong đa số các trường hợp, những cơn đau mỏi thái dương liên quan đến TMD chỉ mang tính chất tạm thời và có thể thuyên giảm bằng các biện pháp chăm sóc thích hợp hoặc điều trị bảo tồn. Phẫu thuật sẽ được chỉ định sau cùng khi các biện pháp điều trị bảo tồn không hiệu quả, tuy nhiên một số bệnh nhân bị rối loạn khớp thái dương hàm lại có thể nhận được nhiều lợi ích từ phương pháp điều trị này.
2. Dấu hiệu gợi ý rối loạn khớp thái dương hàm
Các triệu chứng thường gặp của hội chứng này bao gồm:
- Đau nhức vị trí xương hàm;
- Đau mỏi thái dương hàm 1 hoặc cả 2 bên;
- Đau trong và xung quanh tai;
- Khó nhai hoặc đau khi nhai;
- Đau nhức toàn bộ vùng mặt;
- Kẹt hay khóa khớp thái dương hàm, người bệnh khó khăn khi há hoặc ngậm miệng;
- Xuất hiện tiếng lách cách khi há miệng hoặc nhai;
- Đột ngột khó nhai hoặc khó cắn, cảm giác không thoải mái khi răng trên và dưới không khớp với nhau;
- Sưng phù ở một bên mặt;
- Ngoài ra, người bệnh rối loạn khớp thái dương hàm có thể bị đau răng, đau đầu, đau mỏi cổ, chóng mặt, các vấn đề về thính giác, đau vai và ù tai.
3. Nguyên nhân gây rối loạn khớp thái dương hàm
Khớp thái dương hàm hoạt động như một bản lề trượt. Các xương của khớp thái dương hàm có thể chuyển động trơn tru là do được bao phủ bởi các sụn và ngăn cách nhau thông qua một đĩa nhỏ (có tác dụng hấp thụ lực).
Nguyên nhân hay gặp của TMD là các chấn thương ở hàm, khớp hoặc cơ vùng đầu cổ. Bên cạnh đó, còn có các nguyên nhân khác gây hội chứng rối loạn khớp thái dương hàm bao gồm:
- Thói quen nghiến răng vô tình tạo nhiều áp lực lên khớp;
- Chuyển động bất thường giữa lồi cầu xương hàm và phần đĩa khớp thái dương;
- Viêm khớp, tổn thương sụn khớp;
- Căng thẳng thần kinh dẫn đến tình trạng căng cơ hàm mặt hoặc nghiến răng;
- Phần đĩa thái dương bị xói mòn hoặc di chuyển ra khỏi cấu trúc liên kết bình thường.
Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp nguyên nhân gây ra hội chứng rối loạn khớp thái dương hàm không rõ ràng.
4. Chẩn đoán hội chứng rối loạn khớp thái dương hàm
Nhiều bệnh lý khác có thể gây các triệu chứng tương tự TMD như sâu răng, bệnh nướu răng, các vấn đề liên quan xoang mặt hoặc do viêm khớp. Để xác định chính xác, bác sĩ sẽ trao đổi với người bệnh về tiền sử sức khỏe và sau đó thực hiện các biện pháp thăm khám phù hợp.
Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra tình trạng khớp thái dương hàm và hỏi xem người bệnh có dấu hiệu đau mỏi thái dương, lắng nghe tiếng lách cách hoặc âm thanh tương tự nghiến răng khi khớp di chuyển. Đồng thời, bác sĩ cần phải ghi nhận hoạt động của xương hàm và kiểm tra xem có hiện tượng khóa hay kẹt khớp khi người bệnh mở hoặc đóng miệng. Ngoài ra, bác sĩ còn kiểm tra khả năng cắn và vấn đề liên quan đến các cơ vùng mặt.
Một số phương pháp chẩn đoán hình ảnh giúp chẩn đoán hội chứng rối loạn khớp thái dương hàm:
- Chụp X quang mặt giúp quan sát tình trạng xương hàm, khớp thái dương hàm và răng;
- Chụp cộng hưởng từ: Hình ảnh trên phim MRI giúp phát hiện đĩa thái dương hàm có ở đúng vị trí khi xương hàm di chuyển hay không
- Chụp cắt lớp vi tính CT scan để ghi nhận chi tiết các xương của khớp thái dương hàm.
Tất cả các chi nhánh của Hệ thống nha khoa NBi đều trang bị hệ thống Xquang CT Cone Beam hiện đại.
5. Biện pháp điều trị rối loạn khớp thái dương hàm tại nhà
Người bệnh có thể áp dụng các bệnh pháp giảm nhẹ triệu chứng của TMD tại nhà dưới sự hướng dẫn của bác sĩ, bao gồm:
- Chườm lạnh: Người bệnh sử dụng một túi đá để chườm lên bên mặt bị đau mỏi thái dương trong 10 phút;
- Thực hiện một vài động tác kéo giãn hàm đơn giản. Sau đó, chườm một chiếc khăn ấm trong 5 phút;
- Ăn thức ăn mềm, bổ sung thêm sữa chua, khoai tây nghiền, pho mát, súp, trứng, cá, trái cây, rau nấu chín, đậu và ngũ cốc vào thực đơn hằng ngày. Khi chế biến nên cắt nhỏ thức ăn để hạn chế động tác nhai. Hạn chế tối đa các món ăn quá cứng, giòn, dai hay thức ăn qua to dày đòi hỏi phải mở miệng rộng;
- Hạn chế việc cử động hàm, ngáp và nhai liên tục. Lưu ý không được la hét, hát hoặc làm bất cứ điều gì khiến miệng mở rộng;
- Không chống cằm lên tay hay giữ điện thoại giữa vai và tai;
- Cố gắng giữ 2 hàm răng cách xa nhau để giảm áp lực lên xương hàm. Người bệnh hội chứng rối loạn khớp thái dương hàm có thể kiểm soát tình trạng nghiến bằng cách đặt lưỡi giữa 2 hàm răng;
6. Phương pháp điều trị hội chứng rối loạn khớp thái dương hàm
Ngày 19/05/2022 sự kiện hội thảo, ký kết, đào tạo và chuyển giao công nghệ máy Quadra TENS, máy chẩn đoán khớp cắn điện toán T scan… và nhiều hệ thống máy móc điều trị TMD đã diễn ra thành công.
Sự kiện thành công tốt đẹp.
Trực tiếp điều trị lâm sàng cho bệnh nhân tại Ninh Bình.
Hệ thống máy móc hiện đại sử dụng trong điều trị TMD được nha khoa NBi đầu tư, cập nhật.
Hơn 10 năm kinh nghiệm trong việc thăm khám và điều trị các bệnh lý răng hàm mặt, hiện nay nha khoa NBi đã trở thành Hệ thống nha khoa hàng đầu Việt Nam có khả năng thăm khám, sàng lọc và điều trị nhiều bệnh lý chuyên sâu. Do đó, nếu có dấu hiệu bị rối loạn khớp thái dương hàm thì bạn có thể đến Nha khoa NBi để thăm khám và nhận được sự hỗ trợ, tư vấn từ các bác sĩ và các chuyên gia sức khỏe.
Người Ninh Bình, điều trị bệnh lý khớp thái dương hàm tại nha khoa NBi
Đăng ký khám tại Phòng khám NBi DENTAL CLINIC.
Địa chỉ: 68 Tuệ Tĩnh, Nam Thành, Ninh Bình
Website: nbidental.com/
Email: drbvchinh@gmail.com
Fanpage: Nha khoa NBi
Điện thoại: 02293.83.68.68 – 09.6666.3535