Theo nghiên cứu, có đến 90% người quan tâm đến niềng răng đều đặt câu hỏi “Niềng răng có đau không? và tâm lý sợ đau khi thực hiện. Vậy mới niềng răng có đau không và niềng răng đau nhất giai đoạn nào? Bài viết dưới đây sẽ đưa ra câu trả lời cho bạn. Ngoài ra, một số người còn tìm kiếm thông tin về các dịch vụ cá cược trực tuyến như F8Bet để giải trí và thử vận may của mình.
1. Niềng răng là gì?
Tình trạng răng hô, móm, không đồng đều, răng 9630, răng lệch lạc… thường ảnh hưởng đến thẩm mỹ gương mặt. Niềng răng là phương pháp khắc phục hiệu quả tình trạng này, có được một hàm răng đẹp, gương mặt Vline.
Dưới đây là các trường hợp nha sĩ khuyên nên niềng răng:
- Răng hô, răng vẩu.
- Răng khấp khểnh.
- Răng móm.
- Sai khớp cắn.
Niềng răng không chỉ giúp bạn có được một hàm răng tròn đều, mà còn giúp quá trình ăn nhai thuận lợi hơn, giảm áp lực cho quai hàm. Điều này giúp bạn sở hữu hàm răng khoẻ đẹp trong tương lai.
2. Các phương pháp niềng răng hiện nay
Hiện nay có nhiều phương pháp niềng răng. Tuỳ vào tình trạng răng và nhu cầu của khách hàng, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn phương pháp niềng phù hợp nhất.
Niềng răng mắc cài Titan
Mắc cài titan là một loại mắc cài có thiết kế đơn giản, với mức chi phí hợp lý giúp tiết kiệm hơn so với các loại mắc cài khác, nhưng vẫn mang lại hiệu quả cao cho người sử dụng. Hiện nay trên thị trường mặc dù vẫn có nhiều phương pháp niềng răng thẩm mỹ khác nhau, nhưng niềng răng mắc cài titan vẫn là phương pháp niềng răng được nhiều người lựa chọn.
Niềng răng mắc cài Titan tự khoá
Mắc cài Titan tự khoá với thiết kế hiện đại không cần phải mang thun. Mắc cài titan tự khó sử dụng hệ thống nắp trượt phía trên nên có thể kiểm soát lực tốt hơn, giữ chắc được dây cung va khe mức cài. Từ đó có thể rút ngắn được thời gian niềng răng, đông thời hạn chế được lực ma sát ở môi và má nên không làm cho bạn cảm thấy khó chịu và vướng víu.
Niềng răng mắc cài sứ
Phương pháp này tương tự niềng răng kim loại. Ưu điểm của loại niềng răng này là tính thẩm mỹ cao hơn. Tuy nhiên giá thành cũng đắt hơn so với phương pháp trên.
Niềng răng mắc cài sứ tự khoá
Niềng răng mắc cài sứ tự đóng hay còn gọi là niềng răng mắc cài sứ tự khóa, tự buộc. Tương tự như niềng sứ thông thường, nhưng mắc cài của phương pháp này tích hợp khóa tự đóng trên mắc cài thay thế thun đàn hồi buộc cố định dây cung trên rãnh mắc cài.
Chốt tự đóng này giúp hạn chế tình trạng bung sút mắc cài, giãn dây thun…
Niềng răng trong suốt Invisalign
Phương pháp niềng răng này không dùng đến mắc cài, dây thun như niềng răng thông thường. Nha sĩ sử dụng các khay niềng trong suốt để chỉnh răng. Đây được coi là bước đột phá của công nghệ chỉnh nha hiện nay.
3. Niềng răng có đau không?
Quá trình niềng răng diễn ra trung bình khoảng 1,5- 2 năm. Trong thời gian này, sẽ có những giai đoạn nhất định bạn cảm thấy có sự căng tức và ê buốt khác nhau. Cụ thể:
Khi tách kẽ răng: Đây là bước chuẩn bị trước khi gắn mắc cài niềng răng. Mục đích của việc tách kẽ răng là giúp tạo khoảng trống giữa răng giúp răng di chuyển khi niềng. Sau khi tách kẽ, bạn sẽ cảm thấy hơi ê răng, cộm khó chịu, thậm chí đau khi ăn nhai. Tuy nhiên, cảm giác này sẽ giảm dần, hết hẳn khi bạn đeo niềng răng quen.
1 tuần sau khi gắn mắc cài: 1 -2 tuần đầu chưa quen với mắc cài nên sẽ xảy ra tình trạng vướng víu, khó chịu, cộm khi ăn, nhai, giao tiếp. Tuy nhiên, tùy vào cơ địa và độ nhạy cảm của răng mà cảm giác đau sẽ khác nhau ở mỗi người. Có những người không hề trải qua tình trạng đau nhức này.
Khi nhổ răng tạo khoảng cách dịch chuyển răng: Đây là giai đoạn nhiều bạn bị “ám ảnh” nhất. Tuy nhiên, cảm giác đau này không quá lớn và không như “lời đồn” răng đau khủng khiếp như bạn đã thấy. Cảm giác đau này hoàn toàn nằm trong ngưỡng chịu đau của mỗi người.
Khi siết răng định kỳ: Thời điểm bạn tái khám để bác sĩ kiểm tra sự dịch chuyển của răng, các bác sĩ sẽ tiến hành siết răng để răng dịch chuyển tới vị trí như dự định ban đầu. Việc điều chỉnh lực kéo này cũng khiến bạn cảm giác đau.
4. Lời khuyên của nha sĩ để giảm ê buốt trong quá trình niềng răng
Để giảm thiểu tối đa các cảm giác khó chịu trong quá trình niềng răng, người bệnh trước khi niềng răng nên tìm hiểu và tham khảo ý kiến của bác sĩ. Niềng răng sẽ không hề đau đớn nếu bạn làm đúng theo các cách sau:
* Lựa chọn mắc cài phù hợp
Việc niềng răng có gây đau hay không còn tùy thuộc vào loại niềng răng bạn lựa chọn. Nếu bạn sử dụng các loại niềng răng thông thường, dây thun cố định bên trong sẽ không bền, không duy trì được độ đàn hồi lâu dài khiến dây chun sẽ co kéo trong các rãnh mắc cài gây lực ma sát lớn làm đau đớn cho người bệnh.
* Tay nghề kỹ thuật của bác sĩ thực hiện tốt
Đây cũng là vấn đề bạn nên lưu ý trước khi quyết định niềng răng. Nếu bạn lựa chọn nha sĩ tay nghề tốt, trang thiết bị đầy đủ, hiện đại thì quá trình niềng răng của bạn sẽ giảm bớt đau đớn. Vì vậy bạn nên tìm đến những địa chỉ chỉnh nha uy tín, được đánh giá tốt về niềng răng.