Có tới gần 90% trẻ em Việt Nam mắc bệnh về răng miệng. Ở nước ta, các bệnh như khớp cắn ngược, răng mọc lệch vẹo được coi là bệnh liên quan tới thẩm mỹ nhưng ở các nước phát triển, người ta coi đó là bệnh lý.
Bác sĩ chuyên khoa I: Bùi Văn Chính- Giám đốc NBI Dental Clinic cho biết, răng mọc không đều vì cung hàm quá nhỏ hay răng quá lớn, răng mọc chen chúc dẫn tới việc ăn nhai kém và nụ cười không đẹp.
Các bệnh lý khớp hàm, hàm răng không ổn định, men răng dễ vỡ, hàm răng mòn… đều là bệnh răng miệng cần phải chữa trị. Hiện nay, bệnh lý răng miệng nhiều nhất vẫn là răng mọc không đều, thò ra thụt vào. Ở bệnh lý này người ta thường phải chỉnh răng theo hai dạng:
Răng xấu không chỉ ảnh hưởng tới thẩm mỹ, mà còn làm giảm chức năng nhai, gây bệnh đau dạ dày, viêm amidan…
Chỉnh cấp cứu là chỉnh đối với các bệnh liên quan tới khớp cắn ngược, đây là bệnh liên quan tới cấu tạo của hàm và người ta phải chỉnh ngay hoặc đợi răng thay xong mới chỉnh. Một bệnh khác là các sai lệch chức năng, răng mọc lung tung, lệch lạc và phải chỉnh từ từ.
Việc chỉnh răng phải thực hiện đúng, cẩn thận nếu không răng sẽ bị hỏng, chân răng lỏng, dễ rụng. Tại NBI DENTAL đã phải cấp cứu rất nhiều trường hợp chỉnh răng sai khiến răng chết tủy, đổi mầu, hàm răng tê buốt và không khôi phục lại được như ban đầu.
Điển hình là vụ một cháu bé 8 tuổi có răng mọc lệch, hàm trước hơi vẩu. Bác sĩ nha khoa trước đó điều trị bằng cách cho cháu đeo hàm tháo lắp. Do việc di chuyển răng quá nhanh, 1 tháng sau răng đã bị lung lay, có nguy cơ rụng, mặt răng đổi màu, chân răng lỏng. Sau này bệnh viện đã phải điều trị cho cháu hàng năm trời nhưng vẫn không cứu được màu răng cho cháu.
Theo BS Chính, khi chỉnh răng cần phải chụp ảnh và tính toán trước khi chỉnh. Với các cháu bé phải kẹp hàm, do răng của trẻ còn non, phải di chuyển hết sức chậm chạp, nắn lệch vẹo nhiều lần.
Về lứa tuổi chỉnh răng tốt nhất, theo Hiệp hội Nha khoa Mỹ – AAO, chỉnh hình răng hàm mặt là khi các răng vĩnh viễn đã mọc, ở lứa tuổi 10 – 12 tuổi. Trẻ ở tuổi này xương hàm đang phát triển, rất thuận lợi cho việc nới rộng và sắp xếp lại các răng.
Tuy nhiên, để việc chỉnh răng được chính xác, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám răng 3 – 6 tháng/lần (kể từ khi đã có răng cửa). Với một số trường hợp sẽ được giải quyết sớm, không cần phải chờ đến khi rụng hết răng sữa vì lúc đó sự lệch lạc răng sẽ trầm trọng hơn.
Với trẻ 3 – 4 tuổi nếu vẫn bú bình càng dễ mắc bệnh khớp cắn hở, viêm amidan, phì đại hàm (xương hàm phát triển quá mức). Ở một số trẻ khác, thời kỳ tập đi trẻ bị ngã úp mặt cũng dễ bị tổn thương khớp hàm, khớp hàm kém