Sâu răng cụm từ này hẳn làm bạn nghĩ đến những đứa trẻ ăn kẹo quá nhiều, trên thực tế các bệnh lý về răng miệng hiện nay khá là phổ biến kể cả với người lớn như răng cửa sâu kẽ. Vậy nếu đang bị sâu ở kẽ răng cửa phải làm sao? Có biện pháp nào ngăn sâu kẽ răng cửa trở nên nặng hơn không?
1. Sâu kẽ răng cửa là gì?
Bệnh lý này là một dạng sâu răng, khi vi khuẩn tấn công và phá hủy tổ chức răng. Răng là một tổ chức không thể tái tạo nên việc để sâu kẽ răng cửa nhẹ trở nên nặng hơn không chỉ khiến bạn tốn nhiều tiền bạc hơn mà còn làm mất mỹ quan của khuôn mặt, tệ hơn sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ.
2. Nguyên nhân dẫn đến sâu kẽ răng cửa
Nguyên nhân chủ yếu của bệnh lý này giống như với sâu răng bình thường, do chế độ ăn uống không hợp lý và việc chăm sóc răng miệng không đúng cách khiến răng cửa sâu kẽ.
Sau khi ăn các vụn thức ăn thừa sẽ bám lại trên răng, những vị trí như kẽ răng dễ bị bám và khó làm sạch hơn, đồng thời kẽ răng còn là nơi có nhiều vi khuẩn hơn, nếu kẽ răng không được làm sạch đúng cách sẽ tạo ra môi trường tốt cho vi khuẩn phát triển, từ đó tạo ra hiện tượng sâu kẽ răng cửa mà chúng ta thường gặp.
Ngoài ra, việc dùng tăm tre để lấy thức ăn thừa ở kẽ răng cũng sẽ là nguyên nhân làm sâu kẽ răng cửa, vì đầu tăm tre to nên không thể lấy thức ăn thừa ra hoàn toàn hơn nữa còn làm kẽ răng to dần và dễ bị mắc thức ăn hơn.
3. Biểu hiện của sâu kẽ răng cửa qua các giai đoạn
Một số biểu hiện của việc bị sâu ở kẽ răng cửa mà bạn có thể phát hiện như:
- Chân răng hoặc viền kẽ răng xuất hiện nám đen, hoặc vàng, có thể nhìn thấy bằng mắt thường.
- Khả năng bị sâu ở kẽ răng cửa cao khi có các biểu hiện như viền kẽ răng hoặc chân răng xuất hiện những những lỗ nhỏ li ti hoặc sứt mẻ, thường xuyên xuất hiện các cơn đau nhức, khó chịu khi sử dụng những thức ăn như quá lạnh hoặc nóng.
Các giai đoạn hình thành và phát triển của sâu kẽ răng cửa:
Cấu trúc của một chiếc răng gồm lớp ngoài cùng là men, sau đó đến lớp ngà và cuối cùng là mô tủy. Vi khuẩn sẽ phá hủy răng dần từ ngoài vào tủy.
- Sâu men: Lúc này bạn bị sâu ở kẽ răng cửa nhẹ và có thể dễ dàng chữa trị, ở giai đoạn này sẽ xuất hiện vệt vàng hoặc nâu ở kẽ răng hay viền kẽ răng.
- Sâu ngà: Ở giai đoạn này sẽ thấy những lỗ li ti trên răng, những cơn đau xuất hiện theo từng đợt và rõ ràng hơn so giai đoạn trước. Khi ăn hoặc uống thực phẩm nóng, lạnh hay chua thì những cơn đau buốt xuất hiện rõ ràng hơn rất nhiều. Không ăn thì không đau.
- Viêm tủy răng: Lớp men và ngà của răng khi này đã bị phá hủy, vi khuẩn bắt đầu có cơ hội tấn công vào phần tủy răng dẫn đến viêm tủy răng. Những cơn đau buốt xuất hiện dai dẳng kể cả khi không tác động đến chúng.
4. Tác hại của sâu kẽ răng cửa
Sâu răng khiến cho men răng dần bị mài mòn, răng có thể bị lung, yếu hơn và dễ gãy hơn. Sâu kẽ răng cửa nhẹ không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều tình trạng như đau răng nặng nề, viêm tủy răng, mất răng,…
Nặng nề hơn là ảnh hưởng đến tất cả các thành phần xung quanh răng như nướu răng (viêm nướu, áp xe, tụt lợi), xương hàm (tiêu xương hàm), mô ở mặt (viêm mô tế bào),…
Bị sâu ở kẽ răng cửa làm ảnh hưởng đến việc ăn uống hàng ngày, những cơn đau nhức khi dùng cơm kèm với cảm giác tê buốt làm giảm vị giác khiến bạn không thể ăn ngon miệng, hoặc những cơn đau buốt gây khó ngủ, mất ngủ, tình trạng này về lâu dài sẽ gây ảnh hưởng đến nhiều đến cả sức khỏe thể chất lẫn tinh thần.
Ngoài ảnh hưởng đến sức khỏe, việc răng cửa sâu kẽ còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, bạn hẳn sẽ rất tự ti khi giao tiếp với người khác khi có một bộ răng với các lỗ đen li ti, hay mùi hôi miệng phát ra khi nói do các vi khuẩn phát triển dẫn đến. Không chỉ vậy nó còn khiến đối phương e ngại việc giao tiếp với bạn, làm ảnh hưởng đến các mối quan hệ xã hội như công việc, bạn bè,…
5. Sâu kẽ răng cửa phải làm sao?
Đối với sâu kẽ răng cửa nhẹ thì việc chăm sóc răng đúng cách có thể giúp răng hồi phục, tuy nhiên như đã nói trên, răng là tổ chức không thể phục hồi nên việc này chỉ có tác dụng đối với giai đoạn đầu và sâu răng khá nhẹ.
- Vệ sinh răng miệng với các loại kem chứa nhiều flo, đánh răng kỹ lưỡng sau khi ăn và đặc biệt là trước khi đi ngủ.
- Dùng chỉ nha khoa thay vì tăm để vệ sinh kẽ răng, lấy sạch thức ăn thừa trong kẽ răng.
- Bạn có thể dùng một số bài thuốc dân gian như: Chanh, muối, gừng, bạc hà,… để giúp diệt vi khuẩn gây sâu răng.
- Chế độ ăn uống khoa học, dùng ít thực phẩm chứa quá nhiều đường, kết hợp ăn nhiều rau xanh và hạn chế việc ăn về đêm khuya.
Bạn bị sâu ở kẽ răng cửa nhẹ nhưng không thể phát hiện và chữa trị khiến tình trạng này chuyển sang nặng hơn (giai đoạn sâu ngà, viêm tủy răng). Lúc này không thể điều trị tại nhà, hãy đến bác sĩ để được tư cách điều trị thích hợp.
Tùy theo mức độ nghiêm trọng của sâu kẽ răng cửa bạn sẽ được tư vấn cách điều trị khác nhau, thủ thuật thường được dùng hiện nay như: Hàn trám răng, bọc răng sứ,…
- Hàn trám răng:
Là phương pháp loại bỏ các mô răng bị ảnh hưởng và thay thế chúng bằng vật liệu chuyên dụng. Việc này sẽ ngăn chặn răng bị sâu nặng hơn và giúp khôi phục lại hình dáng của răng.
Ưu điểm của phương pháp này là điều trị nhanh (chỉ khoảng từ 15 đến 20 phút cho một vị trí trám), chi phí điều trị thấp, có màu tương đồng với răng tự nhiên. Tuy nhiên, khả năng chịu lực của chúng không cao nên sau khi trám cần tránh dùng chúng để nhai cắn các vật cứng, hạn chế dùng thực phẩm có màu sẫm như: trà, cafe, bia,… vì dưới tác động nước bọt và chất phẩm màu trong thực phẩm rất dễ khiến miếng trám đổi màu.
Sau khi mài răng thật theo tỷ lệ thích hợp, bác sĩ sẽ dùng một thân răng giả bằng sứ chụp lên trên, việc này giúp khôi phục hình dáng và chức năng của răng.
Ưu điểm của phương pháp này là răng sức có độ cứng cao cho phép bạn ăn nhai bình thường sau khi bọc răng, và không mất đi tính thẩm mỹ. Tuy nhiên, việc bọc răng sứ đòi hỏi chỉ định đúng tránh mài những chiếc răng vẫn đang còn tốt, phải thực hiện đúng kỹ thuật để không tạo ra các hậu quả như hôi miệng, viêm lợi sau khi làm răng sứ.
Để phát hiện răng cửa sâu kẽ sớm, hãy đi khám răng miệng định kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt. Việc này sẽ giúp bạn tránh được các tình trạng nặng nề có thể xảy ra.